Ray Architecture – Nhà của ánh sáng và gió
Ray Architecture – Nhà của ánh sáng và gió
Công trình nằm ở khu đô thị mới Hòa Phong, thành phố Việt Trì – Phú Thọ. Nhà của ánh sáng và gió (House of Light and Wind) là một dự án nhà ở đơn lập tham dự Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2018.
Thông tin chính:
Tên dự án: House of light and wind
Địa điểm: Đường Hòa Phong kéo dài, Việt Trì, Phú Thọ
Đơn vị thiết kế: Ray Architecture
Kiến trúc sư: Hoàng Minh Tuệ, Dương Văn Ngọc, Vũ Hồng Anh, Đoàn Phú Hải
Năm thiết kế: 2017
Năm hoàn thiện: 2018
Diện tích khu đất: 528m2
Diện tích xây dựng 242m2
Mặt trước khu đất hướng Đông Nam, tiếp giáp với trục đường giao thông lớn 45m và mặt sau hướng Tây Bắc, tiếp giáp đường giao thông nội khu 12,5m. Phía Đông Nam tiếp giáp một nhà 3 tầng đã xây dựng. Do đó, giải pháp cách nhiệt và thông gió tự nhiên, tiết kiệm năng lượng cho toàn bộ công trình sẽ là bài toán chính cần đáp số.
Dựa theo hình thái khu đất có chều dài lên tới gần 40m nên tổng mặt bằng khi thiết kế đã bố trí những khối công năng phần tán, được nối với nhau bằng một trục giao thông ngang và đứng chạy dọc theo chiều sâu khu đất. Các khối công năng được bố trí nằm xen kẽ với các khoảng không giếng trới – tràn ngập ánh sáng, thông gió và các khoảng cây xanh thiên nhiên.
Công trình được thiết kế và xây dựng theo hệ kết cấu truyền thống, kết hợp kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu thép. Vật liệu chính: gỗ Teak, đá slate Lai Châu, gỗ nhân tạo Blowood, cửa nhôm kính, gạch porceiain. Hệ cửa kính xếp gấp có thể mở tối đa khi cần kết nối không gian – tạo thành không gian có diện tích lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng của chủ nhà.
Ở các khối đế công trình – các không gian công cộng tầng 1, nhiều mảng tường đá slate tự nhiên dày 450mm được sử dụng là vật liệu bao che, ngoài việc tạo hình thái kiến trúc vững chãi, ấn tượng cho công trình còn là một bức tường cách nhiệt hữu hiệu.
Càng lên cao, công trình được thiết kế đua consol rộng hơn. Hệ cửa lam gỗ bố trí trên mặt tiền vừa có tác dụng chắn nắng, vừa hạn chế tầm nhìn trực tiếp từ phía bên ngoài (đường lớn, nhà liền kề…) vào các không gian sinh hoạt – giúp công trình tuy “mở” tối đa nhưng vẫn đảm bảo yếu tố “đóng”, tạo sự riêng tư cho các hoạt đọng của gia đình.
Toàn bộ phần mái công trình là mái bằng, phần lớn diện tích mái được thiết kế là những hệ vườn trên mái và những khu vườn trồng rau sạch. Đó chính là các lớp cấu tạo có tác dụng chống nóng trực tiếp xuống các phòng công năng phía dưới.
Hệ nước thu được trên mái được gom vào một bể chứa – kết hợp với hệ nước lọc thải ra từ hồ các Koi sẽ được tái sử dụng thành nước tưới sân vườn.
Tất cả hình ảnh:
Tổng hợp bởi Kientruc360