Gỗ công nghiệp LAMINATE VÀ MELAMINE khác nhau như nào?
Như chúng ta đã biết hiện nay ngành công nghiệp nội thất rất phát triền tại Việt Nam, nhất là nội thất đồ gỗ. Với những thiết kế tinh tế, đa dạng, sang trọng, đẹp, giá thành rẻ mà người dùng đã chuyển sang xu hướng sử dụng sản phẩm gỗ công nghiệp, phổ biến là gỗ Melamine, Laminate.
Tùy theo vào mục đích và yêu cầu của từng sản phẩm của khách hàng mà chúng tôi tư vấn cho bạn loại vật liệu thích hợp để gia công.
Một điều cần thiết khi quyết định sử dụng gỗ là phải xác định rõ mục đích. Mỗi loại gỗ có ưu, nhược điểm khác nhau, và nếu được sử dụng hợp lý sẽ giúp tăng tuổi thọ. Đối với những loại gỗ có thể chịu được nước, nên ưu tiên sử dụng trong môi trường nước. Ngược lại, những loại gỗ cứng nên dùng ở nơi cần va đập ví dụ như cầu thang thường được làm bằng gỗ lim, sàn nhà gỗ tự nhiên thường được dùng gỗ căm xe hay khi nào thì có thể sử dụng gỗ công nghiệp…
Về đặc điểm của gỗ công nghiệp bạn đã nắm rõ? Kiến trúc 360 giúp bạn phân biệt giữa 2 loại gỗ công nghiệp Laminate và Melamine nhé!
Laminate và Melamine đều là vật liệu trang trí bề mặt phổ biến trong lĩnh vực gia công đồ gỗ đặc biệt là nội thất văn phòng như bàn làm việc, tủ,vách ngăn văn phòng…nhưng rất nhiều người vẫn thường lẫn lộn chúng với nhau, gọi melamine là laminate và ngược lại. Trên thực tế, hai loại vật liệu gỗ này rất khác nhau. Cụ thể như sau:
– Laminate tuy được nhắc đến như là một vật liệu bề mặt đặc biệt có thể chịu lửa nhưng nó chỉ có tính năng chịu lửa ở mức độ nhất định chứ không hoàn toàn chống lửa. Gỗ dán laminate là gỗ tấm (ván dăm hoặc ván sợi MDF) được dán bên ngoài bằng laminate, sau đó trải qua quá trình ép dán trong các xưởng gia công đồ gỗ.
– Melamine có thể ép dán trực tiếp lên cốt gỗ, còn laminate cần phải lăn qua keo và ép ít nhất trong khoảng 1 ngày bằng máy ép mới có thể sử dụng. Nhiều xưởng sản xuất đồ gỗ không trang bị máy móc chuyên dụng nên ép tấm thủ công, khiến cho chất lượng gỗ dán Laminate không đảm bảo, dễ bị phồng rộp.
Về đặc điểm cụ thể của từng vật liệu:
– Laminate thông thường gồm ba lớp: lớp bề mặt, lớp giấy thẩm mỹ và lớp giấy nền (nhiều lớp giấy graft). Lớp bề mặt và lớp giấy thẩm mỹ được ngâm qua keo melamine, giúp cho Laminate có tính năng chịu xước, chịu mài mòn… Các lớp giấy graft tạo cho Laminate có tính dẻo dai và chống va đập tốt hơn, có độ dày tới 0.8 mm
– Melamine chỉ có 1 lớp, khá mỏng. Cho nên, tính năng chịu xước, chịu mài mòn của Laminate cũng tốt hơn Melamine, giá cũng cao hơn Melamine.
Laminate
|
Melamine
|
– Về màu sắc: Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
|
Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
|
– Khả năng uốn cong: Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất quầy, kệ
|
Hạn chế về tạo dáng như các bề mặt cong, lượn
|
– Tính chống chịu: Chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.
|
Tính năng chịu xước, chịu mài mòn kém hơn Laminate
|
– Tính chất khi kết hợp: Có thế dán ép lên cốt gỗ (thông thường là gỗ MDF) trước để sản xuất đồ gỗ
Hoặc dán sau khi pha cắt cốt gỗ (MDF) rồi mới dán
|
Phải ép dán trực tiếp lên cốt gỗ thì mới dùng được (cốt là MDF hoặc ván dăm).
|
– Độ bền màu sắc: Là vật liệu bề mặt nhân tạo nên tính năng ổn định, không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước
|
Không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước.
|
– Tính ứng dụng: Được sử dụng khá rộng rãi để trang trí bề mặt cho sản phẩm nội thất như bàn ghế, giường tủ, sàn nhà, cầu thang, trần thả, vách ốp
|
Ứng dụng và phát triển không ngừng trong các sản phẩm đồ gỗ nội thất
|
-Giá thành sản phẩm: Giá thành một tấm laminate nhập khẩu (HPL hoặc Formica) cao nên đồ gỗ sản xuất ra cao hơn nhiều so với hàng làm từ Melamine
|
Ván Melamine sử dụng trong nước hoặc nhập khẩu rẻ hơn (cốt gỗ bề mặt đã được dán phủ Melamine) nên đồ gỗ sản xuất ra rẻ hơn so với hàng làm từ Laminate.
|
Kết luận:
Lamiate và Melamine đều là hai loại mang tính hiện đại cao (mầu sắc đều, khó trầy xước) nên phủ hợp với những không gian nội thất hiện đại mang phong cách châu âu.
Mầu sắc của melamine và laminate có những mầu giống hệt nhau nên có thể bổ xung cho nhau.
Tủy vào mức đầu tư của gia chủ hay chủ đầu tư công trình mà dùng laminate hay melamine thậm chí có thể kết hợp hai vật liệu này với nhau để có chi phí thấp phù hợp.
Khi gặp phải khó khăn về sự lựa chọn chất liệu sản phẩm, bảo quản nội thất gỗ hãy liên lạc tới chúng tôi – Kiến trúc 360 sẽ tư vấn giúp bạn có được sự lựa chọn hài lòng nhất. Hotline: 0986357933