Đồ án Loa thành 2014 – Bảo tàng văn minh lúa nước Thanh Thuỷ
Đồ án Loa thành 2014 – Bảo tàng văn minh lúa nước Thành Thuỷ
Chúng ta thường nói nhau rằng phải giữ gìn bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc. Một điều hiển nhiên rằng để những giá trị đó ở lại với thời gian cũng cần có không gian để đặt và lưu giữ những giá trị văn hóa của nó. Thế nên sự ra đời của một Bảo tàng là cần thiết để lưu giữ những giá trị của nền văn minh lúa nước Việt Nam. Với mục đích đó, đồ án đạt giải Hội đồng trong cuộc thi Loa Thành 2014 của Nguyễn Diệu Minh, ĐH Khoa học – ĐH Huế đã giúp cho những thế hệ ngày nay và mai sau biết được lịch sử của nền văn minh lúa nước bao đời nay của ông cha ta.
Thông tin đồ án:
Tên đồ án: Bảo tàng văn minh lúa nước Thanh Thuỷ – Hương Thuỷ – Thừa Thiên Huế
Sinh viên: Nguyễn Diệu Minh
Trường: Đại học Khoa học – Đại học Huế
Giáo viên hướng dẫn: Ths. KTS Võ Tuấn Anh
Diện tích khu đất: 3,5 Ha
Khu đất nghiên cứu thuộc làng Thanh Thủy, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Cách trung tâm thành phố Huế 7km về phía Đông Nam. Huế là một ngoại lệ về khí hậu so với miền Bắc và miền Nam. Nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác biệt giữa các vùng trong tỉnh.
Quan điểm và mục tiêu:
Tận dụng tối đa tài nguyên du lịch (cụ thể là khu di tích cấp quốc gia Cầu Ngói Thanh Toàn) phát huy những giá trị di sản văn hóa đặc biệt để phát triển du lịch góp phần đẩy nhanh tiến trình đưa Thừa Thiên Huế thành trung tâm văn hóa – du lịch đặc sắc của cả nước.Xây dựng bảo tàng văn minh lúa nước gắn liền với khu vực di tích Cầu Ngói Thanh Toàn phải đảm bảo các tiêu chí để không làm ảnh hưởng đến khu vực di tích, đồng thời tận dụng được điểm sẵn có của khu vực để cùng phát triển.Mặt đứng khu vực Cầu Ngói Thanh Toàn và Bảo Tàng Văn Minh Lúa Nước Thanh Thủy từ hướng sông Như Ý
Về kiến trúc và vật liệu kiến trúc cũng như quy mô của bảo tàng phải đảm bảo tính hài hòa với khu vực di tích Cầu Ngòi Thanh Toàn cũng như là của cả khu vực làng Thanh Thủy Chánh.
Lấy bố cục truyền thống của mỗi gia đình gồm có các thành phần sau: nhà chính, nhà phụ, vườn cây, ao cá, chỗ chăn nuôi gia cầm, gia súc, sân phơi, hàng rào, cổng… Bố cục trong khuôn viên thành một chuỗi khép kín về dòng năng lượng, về cách thức làm ăn hay về dòng trao đổi vật chất. Khai thác về mặt sinh thái để ổn định cuộc sống gia đình, hài hoà với môi trường, tạo điều kiện cân bằng để giữ thế ổn định chung.
Từ bố cục đó để tạo ra bố cục cho công trình để cho công trình bảo tàng như là một ngôi nhà dân gian của nông dân Việt Nam điển hình với những vật dụng trưng bày là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày của người nông dân xưa.
Lấy hình thức từ những tấm mành che nắng, tấm phên che nắng để làm phương án che nắng cho công trình. Từ đó tạo ra 1 hệ cửa mang tính linh hoạt cao như 1 hệ lam chống nắng và thông gió vừa có khả năng che được nắng hướng Tây đồng thời lại không cản trở tầm nhìn ngắm cảnh xung quanh.
Kết cấu tre:
Có hai hoại nối kết: dùng dây và dùng kim loại như đinh, bù long, ốc, và khung sắt nối. Tùy kích thước của thân tre, tùy công trình lâu dài hay cần tháo gỡ nhanh, điều kiện kinh tế mà xử dụng, chọn lựa.Các loại tre rỗng, tiết diện nhỏ, và tạm thời, thì dây được xử dụng thích hợp, nhanh và rẻ tiền. Tuy nhiên đứng về mỹ thuật, dây sẽ hiện lên rất rõ, mỗi loại dây, lạt, dây thừng, dây nylông, dây dù, – dây kim loại, dây kẽm, mỗi loại có ứng dụng và giá trị, tốt và xấu khác nhau.Các loại tre, tiết diện to từ 5cm trở lên, vách tre dầy, tre đặc ruột, thì nối kết bằng kim loại, giản dị như đinh, ốc, bù long hay nhũng khung sắt tiền chế được áp dụng thuận tiện hơn, đảm bảo được sự tính toán, đồng nhất khi chịu lực.
BubbleDeck – Công nghệ sàn mang tính cách mạng trong xây dựng.
BubbleDeck là một công nghệ thi công sàn bê tông cốt thép mang tính cách mạng trong xây dựng khi sử dụng những quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%.Sàn BubbleDeck rất linh hoạt trong thiết kế kiến trúc, có tính cách âm, cách nhiệt tốt và khả năng chống cháy nổ, giảm tác dụng động đất vượt trội.Hiện nay nền nông nghiệp Việt Nam đang dần mang sắc thái công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đảm bảo cho việc phát triển kinh tế của quốc gia. Hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau” đang bị thay thế bởi những trang thiết bị hiện đại, đồng thời văn minh dân gian lúa nước đang dần bị lãng quên, con người mà đặc biệt là giới trẻ đang dần bị chìm sâu vào dòng chảy hiện đại. Đồ án “Bảo tàng văn minh lúa nước Thanh Thuỷ – Hương Thuỷ – Thừa Thiên Huế” là một sự ghi ơn tới những người nông dân truyền kiếp truyền đời cày cuốc làm nên hạt gạo, củ khoai trên mảnh đất của ông cha mình.
Xem thêm ảnh về đồ án này tại đây: