Những mẫu thiết kế cầu thang đẹp
Không đơn thuần là lối dẫn lên các tầng cao trong nhà, cầu thang còn góp phần tạo nên nét thẩm mỹ nội thất và đóng vai trò quyết định cho sinh khí trong ngôi nhà. Do đó, cầu thang phải được thiết kế sao cho rộng rãi, thông thoáng và không bị tù túng. Bên cạnh chức năng ban đầu vừa là nơi kết nối không gian vừa là trục giao thông chính trong việc lưu thông lên xuống của các tầng trong nhà, cầu thang còn như một điểm nhấn duyên dáng, tôn nét đẹp của không gian nội thất.
Sở hữu một căn nhà đẹp luôn là mong muốn của nhiều người, điều đó không chỉ phụ thuộc vào yếu tố tài chính mà quan trọng hơn là tính thẩm mỹ và hợp lý trong cách lựa chọn thiết kế. Theo xu hướng hiện nay, nhà cao tầng được nhiều người ưa chuộng, một phần nó đáp ứng được tính hiện đại, bắt kịp cái mới, một phần nó tiết kiệm được diện tích nhưng lại có thể bố trí hợp lý không gian theo công năng sử dụng. Cầu thang được xem như một con đường nối giữa không gian sàn nhà và tầng trên. Do đó trong thiết kế vấn đề được đặt ra là lựa chọn một mẫu cầu thang đẹp, phù hợp để tôn lên điểm nhấn cho căn nhà.
Cầu thang theo quan niệm phong thủy chính là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn ngôi nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng, và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà vị trí của cầu thang được bố trí một cách khác nhau.
Cầu thang được xem là hợp cách khi nó dựa vào vách trái (vách Thanh Long) của ngôi nhà. Vách này phải đủ sáng để tạo khí lực. Theo quan niệm của người xưa, cầu thang sẽ tốt nếu được uốn lượn hình long bàng (rồng cuộn).
Từ bên trái ngôi nhà, cầu thang có thể bẻ hình chữ L để đi lên trên. Nếu nhà nhiều tầng, trật tự bố trí và vị trí cầu thang của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ từ tầng 1.
Vấn về về số bậc của cầu thang?
Chọn số bậc thang theo phong thủy
Người Việt từ xưa đến nay đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Phật giáo trong mọi vấn đề của cuộc sống. Việc chọn lựa số bậc của cầu thang cũng phải đảm bảo theo nguyên tắc đó, số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Từ đó, tổng số bậc cầu thang thường là bậc lẻ điều này không chỉ đảm bảo thuận tiện về sinh hoạt mà khiến cho chúng ta có cảm giác an tâm, toải mái trong ngôi nhà của mình.
Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường. Số lượng bậc thang được tăng giảm tùy theo không gian của từng nhà, tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo số bậc theo quan niệm cổ truyền: sinh, lão, bệnh, tử. Như vậy, số bậc thang phải chia hết cho 4 và cộng thêm 1 hoặc 2. (Ví dụ: cầu thang thường gồm 17, 18 bậc hoặc 21, 22 bậc). Trong hầu hết kiến trúc nhà ở hiện nay, độ rộng của cầu thang thường từ 0,9 m đến khoảng 1,2 m.
Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc hiện nay, độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm và chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300 mm. Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
Dựa vào hình dáng, có thể chia làm hai loại cầu thang chính là cầu thang thẳng và cầu thang tròn. Lựa chọn kiểu thang nào phụ thuộc vào vị trí và thế đất của ngôi nhà. Thang thẳng thiết kế đơn giản nhưng chiếm khá nhiều diện tích và khó sắp đặt. Thang thẳng có thể là thang đổi chiều 180 độ hoặc thang hình chữ L đổi chiều 90 độ ở phần chiếu nghỉ.
Cầu thang thẳng được hiểu là kiểu thang một đợt, hai đợt hay ba đợt, giữa mỗi đợt có bố trí chiếu nghỉ hợp lý. Bên cạnh đó, đâu cầu thang mỗi tầng phải bố trí các hành lang giao thông, vì thế kiểu cầu thang này thường chiếm nhiều diện tích và tạo ra nhiều khoảng tối.
Thang một đợt khiến cho tầng trệt có diện tích sử dụng động hơn tuy nhiên nó lại tốn diện tích cho các tầng trên vì phải tạo hành lang đi bên cạnh. Loại cầu thang ngày phù hợp với những căn nhà có gác xép, gác lửng, hoặc nhà có ít chiều sâu.
Những chiếc cầu thang mảnh, đơn giản phù hợp với không gian nhà phố hạn hẹp, ngược lại, với ngôi nhà rộng, cầu thang được thiết kế thoải mái hơn vì không bị gò bó về mặt không gian.
Hãy cùng tham khảo một số mẫu cầu thang đẹp và chọn lấy một ý tưởng phù hợp với không gian nhà bạn qua chùm ảnh sau:
Hãy cùng tham khảo một số mẫu cầu thang đẹp và chọn lấy một ý tưởng phù hợp với không gian nhà bạn qua chùm ảnh sau: